Navigation

Top 4 nguyên nhân gây ra cơn đau dạ dày ban đêm thường gặp

Vậy những nguyên nhân gây dạ dày về đêm là gì? Khi nào thì các triệu chứng sẽ gây nguy hiểm, đau dạ dày ban đêm có nên đi khám bác sĩ không?

Đau dạ dày là bệnh lý đường ruột phổ biến, đặc biệt là ở đường tiêu hóa trên, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau dạ dày ban đêm kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, đây còn là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm.

Vậy những nguyên nhân gây dạ dày về đêm là gì? Khi nào thì các triệu chứng sẽ gây nguy hiểm, đau dạ dày ban đêm có nên đi khám bác sĩ không? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Top 4 nguyên nhân gây ra cơn đau dạ dày ban đêm thường gặp

4 nguyên nhân đau dạ dày ban đêm thường gặp:

  • Đau dạ dày ban đêm do thói quen ăn uống không lành mạnh.
  • Đau về đêm do mắc các bệnh về dạ dày.
  • Đau dạ dày về đêm do chế độ học tập, làm việc không hợp lý.
  • Đau dạ dày ban đêm do các bệnh lý khác.

Đau dạ dày ban đêm do thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống không lành mạnh được xem là nguyên nhân đau dạ dày, đặc biệt là các bệnh nhân mắc phải chứng đau dạ dày vào ban đêm. Những loại thực phẩm được coi là “thủ phạm” của tình trạng này là:

  • Thực phẩm ôi thiu, mốc: Đây là môi trường thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Khi chúng đi vào dạ dày sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm và khiến bụng đau dữ dội. Ngoài ra, có thêm các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
  • Thức ăn khó tiêu hóa: Ăn nhiều món chiên rán có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và đồ cay nóng vào buổi tối sẽ làm cho quá trình tiêu hóa nặng nề hơn. Các thức ăn này sẽ ở lại trong dạ dày một thời gian dài làm cho dạ dày phải tiết ra lượng axit nhiều hơn bình thường để tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, đau bụng âm ỉ.
  • Ăn tối quá no: Buổi tối mọi người thường nghỉ ngơi và ít vận động nên sau khi ăn một bữa thật no sẽ làm cho lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày nhiều tạo ra những cơn đau khó chịu. Ngoài ra, các thức ăn sẽ xảy ra phản ứng lên men làm lượng axit trong dạ dày tăng cao hình thành các vết loét.

Tình trạng axit dịch vụ tăng cao, xuất hiện thường xuyên sẽ khiến cơ thắt thực quản bị dãn ra, từ đó dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày.

Đau dạ dày ban đêm do thói quen ăn thức ăn khó tiêu


Đau dạ dày ban đêm do mắc phải các bệnh dạ dày

Các bệnh lý về dạ dày cũng có nguy cơ gây ra các cơn đau dạ dày ban đêm. Một số bệnh lý phổ biến khiến bạn bị đau bao tử bao gồm:

  • Bệnh viêm loét dạ dày: Các vết loét dạ dày sẽ gây ra cảm giác nóng rát ở vùng dạ dày. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi ăn cũng như khi dạ dày rỗng, đặc biệt sau những bữa ăn có chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến sẵn. Ban đêm thường là khoảng thời gian dài nhất trong ngày giữa các bữa ăn nên bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau trở nên dai dẳng hơn.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là kết quả việc ăn uống quá nhiều, nằm ngay sau bữa ăn hoặc ăn các thức ăn khó tiêu. Tình trạng này xảy ra khi lượng axit trong dạ dày quá lớn làm cho thức ăn trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bỏng rát sau xương ức, đau bụng cồn cào. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây ra viêm và loét thực quản.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Các bệnh nhân mắc phải hội chứng ruột kích thích sau mỗi bữa ăn thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Khi ăn nhiều vào buổi tối có thể làm trầm trạng thêm những triệu chứng này gây đau dạ dày.
  • Bệnh Crohn: Ngoài viêm loét dạ dày và các tình trạng trên, bệnh Crohn cũng có thể là nguyên nhân đau bao tử. Bệnh Crohn là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa gây nên các cơn đau bụng, sụt cân dẫn đến cơ thể mệt mỏi.
Đau dạ dày ban đêm do mắc phải các bệnh dạ dày

Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh dạ dày nói chung hoặc các bệnh lý nêu trên nói riêng, đi kèm với đau dạ dày ban đêm, bạn nên đến các trung tâm nội soi dạ dày để được khám đau dạ dày càng sớm càng tốt.

Tại các trung tâm, phòng khám uy tín, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu, chỉ định thực hiện các cận lâm sàng, từ đó sẽ xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị bệnh đau dạ dày càng sớm, hiệu quả mang lại càng cao và thời gian điều trị càng ngắn.

Xem thêm bài viết liên quan: Trào ngược dạ dày nguy hiểm không?

Đau dạ dày ban đêm do chế độ học tập, làm việc không hợp lý

Khi bạn thức khuya sẽ khiến cho các cơ quan trọng trong cơ thể làm việc nhiều hơn, và dạ dày cũng không ngoại lệ. Đây là thời gian đáng lẽ chúng nên được nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi. Theo thời gian, dạ dày sẽ rơi vào tình trạng quá tải do hoạt động quá mức gây ra các cơn đau dạ dày vào ban đêm.

Ngoài ra, khi tinh thần chúng ta căng thẳng và lo âu sẽ làm cho dạ dày tiết ra axit nhiều hơn, nếu không được trung hòa thì chúng sẽ dần dần ăn mòn lớp niêm mạc gây nên loét dạ dày và tạo ra các cơn đau về đêm.

Hiện nay, nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý tại dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng một ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi. Nội soi giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nội soi dạ dày bao gồm nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiên trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn, khó chịu như các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, giá nội soi dạ dày cũng không quá nhiều, độ chính xác lại cao hơn các phương pháp nội soi truyền thống khác.

Tham khảo thêm nội soi dạ dày bao nhiêu tiền?

Đau dạ dày ban đêm do các bệnh lý khác

Một số bệnh lý sau đây có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày:

  • Sỏi mật: Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp khi bệnh nhân đến khám với triệu chứng đau dạ dày ban đêm. Sỏi mật sẽ bị tắt tại ống mật gây ra những cơn đau dữ dội liên tục ở phía dạ dày. Chúng có xu hướng gia tăng sau một bữa ăn thịnh soạn với nhiều chất béo và thường xảy ra khi bạn đã chìm vào giấc ngủ. Cơn đau có thể kèm theo buồn nôn, nôn, sốt cao, vàng da, vàng mắt và phân có màu trắng.
  • Sỏi thận: Khi viên sỏi bắt đầu di chuyển và đi vào niệu quản thì bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau nhói đột ngột ở lưng. Cơn đau nhanh chóng lan đến dạ dày và vùng bụng. Cường độ đau sẽ thay đổi tùy thuộc vào đường đi của sỏi thận trong đường tiết niệu.
  • Các tình trạng về tim: Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra, những người bị thiếu máu cơ tim có thể bị đau dạ dày.
  • Viêm ruột thừa: Cơn đau của viêm ruột thừa bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển xuống phía dưới bên phải, cơn đau nghiêm trọng hơn khi cử động. Cần phải đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức, nếu để quá lâu ruột thừa vỡ ra gây viêm phúc mạc có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đau dạ dày ban đêm do sỏi thận, sỏi mật

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp đau dạ dày ban đêm không cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ thường điều trị nguyên nhân gây bệnh, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Các cơn đau thường kéo dài một thời gian ngắn. Nếu kéo dài trên nhiều giờ hoặc xảy ra nhiều lần trong một tuần làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, đặc biệt là giấc ngủ lành mạnh thì bạn nên đi đến gặp bác sĩ để thăm khám và có kế hoạch điều trị.

Ngoài ra khi xuất hiện cơn đau dạ dày về đêm kèm theo các triệu chứng sau đây thì cần đến ngay cơ sở y tế, phòng khám tiêu hóa để được xử trí kịp thời:

  • Đau dữ dội không rõ nguyên nhân, cơn đau không thuyên giảm kể cả khi đã dùng thuốc.
  • Sốt cao.
  • Bụng chướng, đau khi chạm vào.
  • Vàng mắt, vàng da.
  • Buồn nôn, nôn, đặc biệt là nôn có máu.
  • Đi ngoài có máu trong phân.
  • Đau trong thời gian mang thai.

Kết luận

Bên trên là 4 nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm bạn cần lưu ý. Để phòng ngừa và hạn chế biến chứng đau dạ dày, bên nên đi khám đau dạ dày càng sớm càng tốt.

Các bệnh lý tiêu hóa trong giai đoạn sớm thường có biểu hiện và dấu hiệu khá giống nhau, vậy nên khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn không nên chủ quan mà hãy đến các phòng khám, cơ sở y tế hoặc trung tâm nội soi để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Sau đây là địa chỉ của các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám nội soi dạ dày uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao tại Tp. Hồ Chí Minh:

Share
Banner

Thanh Tuan

Post A Comment:

0 comments: