Đau dạ dày ăn xôi được không có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi xôi là một trong những món ăn thơm ngon và mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên món ăn này có thể gây khó tiêu và hình thành một số vấn đề khác nếu không sử dụng đúng cách, nhất là những người đang bị đau dạ dày.
Đau dạ dày có nên ăn xôi không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tiêu hóa, người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn xôi hoặc hoàn toàn ngừng việc sử dụng món ăn này.
Xôi là một món ăn không chỉ thơm ngon mà còn mang nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Món ăn này rất phù hợp để thêm vào thực đơn ăn sáng do có thể bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho một ngày dài.
Thành phần chính của xôi là gạo nếp. Theo Y học cổ truyền, gạo nếp mang trong mình vị ngọt, tính ôn, khí trung ích, có khả năng giải độc cơ thể.
Theo Y học hiện đại, gạo nếp là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, có khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh đau dạ dày và một số vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Điều này xuất hiện là do trong gạo nếp chứa một hàm lượng lớn tinh bột và protein.
Một số nghiên cứu xoay quanh giá trị dinh dưỡng của gạo nếp đối với sức khỏe tổng thể đã được thực hiện. Kết quả cho thấy bên trong 100 gram xôi nếp có chứa 75% tinh bột, 350 calo, 6,7% protein cùng với vitamin B1, chất sắt, canxi, chất béo, axit butanedioic, axit fumaric, photpho,...
Tất cả các thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp đã được chứng minh là rất tốt và không thể thiếu đối với sức khỏe tổng thể của người dùng. Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng này cũng rất tốt cho người bị đau dạ dày cấp tính.
Tuy nhiên thực tế cho thấy sau khi gạo nếp được nấu thành xôi sẽ có hàm lượng calo cao. Chính vì thế nếu ăn quá nhiều xôi, bạn sẽ mắc phải tình trạng khó tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng,...
Bên cạnh đó xôi còn có khả năng kích thích sự co bóp của dạ dày. Trong trường hợp sử dụng quá nhiều, hoạt động co bóp của dạ dày sẽ diễn ra mạnh hơn. Từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh axit dịch vị dẫn đến dư thừa. Nếu dư thừa axit dịch vị, bệnh đau dạ dày và nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện.
Chính vì thế, khi bị đau bao tử hay mắc phải một số vấn đề, bệnh lý khác có liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn không nên ăn xôi. Thay vào đó bạn nên sử dụng gạo nếp để chế biến thành nhiều món ăn khác nhiều dinh dưỡng và tốt hơn.
Cách chế biến gạo nếp điều trị bệnh đau dạ dày
Thay vì sử dụng gạo nếp để nấu xôi, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng khác, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Cháo gạo nếp táo tàu chữa đau dạ dày
Trong Đông y, táo tàu có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng dưỡng huyết an thần, bổ ích tỳ vị, điều trị tỳ vị suy nhược, phân lỏng, ăn ít, tim đập nhanh, khí huyết không đủ. Đồng thời giúp trung hòa các vị thuốc, làm giảm nhẹ tính độc và tính kích thích của một số loại thuốc.
Trong Y học hiện đại, táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng cải thiện giấc ngủ, chống oxy hóa, giảm táo bón, giảm lo lắng và căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ huyết áp, ngừa ung thư, đẹp da, tốt cho dạ dày.
Cả táo tàu và gạo nếp đều mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tốt cho dạ dày. Chính vì thế, việc kết hợp hai nguyên liệu này sẽ tạo ra món ăn bổ dưỡng, giúp hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Gạo nếp
- Táo tàu
- Liều lượng của hai nguyên liệu bằng nhau.
Cách thực hiện:
- Mang lượng gạo nếp đã chuẩn bị vo sạch
- Cho táo tàu và gạo nếp vào nồi áp suất
- Nấu nguyên liệu cho đến khi thành cháo loãng
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Để cải thiện triệu chứng của bệnh đau dạ dày, mỗi ngày bạn nên sử dụng hai chén cháo táo tàu (buổi sáng và buổi tối).
Tuy món ăn này hỗ trợ điều trị nguyên nhân đau dạ dày, tuy nhiên bạn không nên làm dụng, chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, nếu các cơn đau không thuyên giảm, trở nên nặng hơn hoặc xuất hiện các dấu hiệu đi kèm khác, bạn phải đến ngày các phòng khám tiêu hóa để được thăm khám.
Hiện nay, nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát tình trạng niêm mạc dạ dày, các ở viêm loét, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, thực hiện sinh thiết để giải phẫu bệnh, xác định dấu ấn ung thư dạ dày,... để có biện pháp phòng ngừa và điều trị trong giai đoạn sớm.
Điều trị đau dạ dày bằng gạo nếp và gừng
Trong Y học cổ truyền, gừng mang tính ấm, vị cay nhẹ, có tác dụng làm ấm bụng, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày và tốt cho đường ruột.
Trong Y học hiện đại, gừng chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và ức chế hoạt động gây hại của vi khuẩn trong cơ thể. Chính vì thế, việc đưa gừng vào quá trình điều trị đau dạ dày sẽ giúp bạn giảm đau, phòng ngừa tình trạng viêm - loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên liệu:
- 20 gram gạo nếp
- 2 gram gừng tươi
- 200ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Vo sạch gạo nếp
- Loại bỏ phần vỏ gừng, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
- Cho gạo nếp, gừng và nước lọc vào nồi
- Nấu các nguyên liệu cùng với lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp chín, nước cạn còn 50ml
- Chắt lấy phần nước để uống hoặc có thể nêm nếm và ăn
- Người bệnh áp dụng cách điều trị đau dạ dày bằng gạo nếp và gừng vào mỗi buổi sáng hoặc vào những lúc cảm thấy buồn nôn để kiểm soát nhanh cảm giác khó chịu.
Dùng gạo nếp và mật ong chữa bệnh đau dạ dày
Mật ong chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều hoạt chất quan trọng khác có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Từ đó giúp người bị đau dạ dày phòng ngừa bệnh tiến triển thành viêm, loét, trào ngược axit.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Vị ngọt của mật ong nguyên chất có tác dụng làm dịu nhanh cơn đau dạ dày, kiểm soát quá trình tiết dịch vị. Đồng thời kích thích ăn ngon và phòng ngừa nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
- 30 gram gạo nếp
- 30 gram mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Mang gạo nếp vo gạo, phơi cho ráo và xay thành bột mịn
- Nấu bột gạo nếp cùng với một ít nước cho đến khi lượng bột trong nồi chuyển thành dạng hồ dẻo
- Thêm mật ong nguyên chất vào nồi, khuấy đều
- Trước mỗi bữa ăn, bạn nên sử dụng một muỗng cà phê hỗn hợp gạo nếp và mật ong nguyên chất để kích thích tiêu hóa và phòng ngừa đau dạ dày. Ngoài ra, để kiểm soát triệu chứng, bạn nên dùng hỗn hợp khi cảm thấy buồn nôn
- Người bệnh kiên trì áp dụng cách dùng gạo nếp và mật ong chữa bệnh đau dạ dày mỗi ngày, liên tục trong 1 tháng.
Trong quá trình điều trị tại nhà, bạn cũng nên đi khám đau dạ dày định kỳ. Thăm khám định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát mức độ tiến triển của các triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và có phương pháp can thiệp phù hợp.
Bạn có thể khám đau bao tử hoặc các bệnh lý tiêu hóa liên quan tại các phòng khám tiêu hóa tại Tp. Hồ Chí Minh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Kết luận
Như vậy đau dạ dày ăn xôi được không đã được giải đáp trong bài viết này. Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi hoặc kiêng hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của dạ dày.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đầy đủ đúng bữa, thường xuyên rèn luyện sức khỏe, ngăn chặn các cơn đau dạ dày tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Ngoài một chế độ dinh dưỡng thích hợp, bạn cũng nên đến bệnh viện, phòng khám nội soi dạ dày và tham khảo ý kiến của các bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất, duy trì một sức khỏe tốt cho chính mình.
Nội soi dạ dày không đau là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn, ưu điểm của phương pháp này là chi phí nội soi dạ dày không quá cao, không mang lại cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh trong suốt quá trình nội soi, thời gian thực hiện nhanh chóng và có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp truyền thống.
Top 3 địa chỉ trung tâm nội soi dạ dày tại Tp. Hồ Chí Minh:
Post A Comment:
0 comments: