Bệnh loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, tốc độ gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam, với tỷ lệ dân số mang yếu tố nguy cơ lên đến 70%. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá hấp thu nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với phác đồ điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, tình trạng dinh dưỡng người bệnh.
"Loét dạ dày nên ăn gì" có lẽ là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Chế độ ăn uống hợp lý không những cung cấp năng lượng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, mà còn hỗ trợ quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bị loét dạ dày nên ăn gì?
Người bị loét dạ dày nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết axit và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
Chuối: Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm người bị loét dạ dày nên ăn bởi khả năng trung hòa được nồng độ axit vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
Tinh bột: Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều axit; có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Tác dụng tương tự đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai,... Lưu ý các thực phẩm thô chưa tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu,... giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt nhóm B), khoáng chất và các chất chống oxy hoá dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khó tiêu hoá khi người bệnh đang có bệnh lý dạ dày như loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Bánh mì cũng là 1 lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khoẻ mạnh hơn.
Canh/Soup: với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây "áp lực" với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ axit trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .
Nước ép táo: Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.
Nước dừa: Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.
Sữa chua: Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua đối với triệu chứng đau bao tử, thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp, làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.
Trà thảo dược: Đa số các loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.
Gừng: Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, biểu hiện trào ngược dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.
Đậu bắp: Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E và các dưỡng chất khác, đặc biệt chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết loét trong dạ dày.
Nghệ và mật ong: Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ axit của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ axit tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày, trào ngược dạ dày.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, axit folic, canxi, sắt, kẽm, magie: có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày - tá tràng.
Kết luận loét dạ dày nên ăn gì?
Bên trên là các món ăn gợi ý cho câu hỏi loét dạ dày nên ăn gì. Bệnh loét dạ dày thường sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, chướng bụng, đầy hơi. Vì vậy bạn nên thiết kế thực đơn dễ ăn, dễ tiêu hóa và thay đổi mỗi ngày.
Triệu chứng loét dạ dày trong giai đoạn sớm thường rất mơ hồ, khó nhận biết và dễ bị nhằm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của bệnh loét dạ dày - tá tràng, hãy đến ngay các cơ sở y tế, trung tâm nội soi dạ dày để được chẩn đoán chính xác và nhận được những phương pháp điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, nội soi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa đặc biệt là bệnh về dạ dày và đại trực tràng. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng một ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi. Nội soi giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Có 2 phương pháp nội soi thường được bác sĩ chỉ định trong chẩn đoán bệnh là nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiện trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không cảm nhận được sự khó chịu do chuyển động của dây soi như các phương pháp truyền thống.
Một lí do khác khiến phương pháp nội soi không đau được nhiều người ưu tiên lựa chọn chính là giá nội soi dạ dày không đau không chênh lệch so với dịch vụ nội soi thông thường quá lớn, độ chính xác và tỷ lệ phát hiện các tổn thương, dấu ấn ung thư cũng cao hơn so với các phương pháp nội soi khác.
Tham khảo thêm nội soi dạ dày giá bao nhiêu?
Để thực hiện thăm khám tiêu hóa, nội soi hoặc sàng lọc ung thư giai đoạn sớm, bạn có thể tham khảo địa chỉ 3 phòng khám nội soi, bệnh viện, cở sở y tế uy tín, chất lượng tại Tp. Hồ Chí Minh sau đây:
Post A Comment:
0 comments: