Hiện nay, đau dạ dày và tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bệnh chủ yếu gặp ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.
Nguyên nhân đau dạ dày có thể do làm việc căng thẳng, thức khuya, đặc biệt là do chế độ ăn uống thất thường. Chính vì thế, để có thể giảm bớt nguy cơ đau dạ dày, phòng tránh và điều trị bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.
Một trong những loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày là khoai lang. Vậy đau dạ dày ăn khoai lang được không? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé!
Người bị đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Câu trả lời là có. Người bị đau dạ dày nên ăn khoai lang và hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm này thường xuyên. Bởi vì khoai lang dễ tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe dạ dày.
Cụ thể trong khoai lang chứa các chất như tinh bột, chất xơ, canxi, protein, vitamin, β-caroten, potassium,... Qua đó giúp phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc, giảm nhanh cơn đau bao tử, chống viêm và giảm căng thẳng cho dạ dày, hạn chế trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và ăn quá nhiều khoai lang trong ngày, nếu ăn quá nhiều sẽ gâu phản tác dụng, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,... Để biết chế độ ăn phù hợp, bạn nên đi khám đau dạ dày để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Tại sao người bị đau dạ dày lại nên ăn khoai lang?
Người đau dạ dày nên bổ sung khoai lang vì chúng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày. Thông tin cụ thể về các dưỡng chất trong 100g khoai lang bao gồm 80g tinh bột, 3.6g chất xơ, 2.2g protein, 201 mg vitamin B6, 0.8 mg vitamin B5,... Ngoài ra, chỉ trong 100g khoai lang đã cung cấp 333 Kcal năng lượng cho cơ thể.
Nhờ vào các dưỡng chất trên, khoai lang chứa nhiều công dụng tốt cho dạ dày như:
- Giảm căng thẳng cho dạ dày.
- Hỗ trợ hồi phục và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Chống viêm.
Ăn khoai lang giúp giảm căng thẳng cho dạ dày
Sau khi được luộc chín, khoai lang mềm, chứa chủ yếu là tinh bột dễ tiêu hóa. Nhờ đó, khoai lang thấm bớt axit dịch vị và không cọ xát mạnh với niêm mạc dạ dày. Vì thế tránh gây đau và ảnh hưởng xấu đến các vết loét trên thành dạ dày của người bệnh, giảm trào ngược dạ dày thực quản đáng kể.
Chất xơ trong khoai lang bao gồm 2 loại:
- Chất xơ tan trong nước: tạo thành lớp nhầy bao quanh niêm mạc, giúp niêm mạc tránh tiếp xúc với axit dịch vị, đây là nguyên nhân đau bao tử.
- Chất xơ không tan trong nước: sau khi vào cơ thể, dạng chất xơ này thấm nước và axit dịch vị giúp giảm lượng axit dịch vị dư thừa.
Vitamin B6 gồm một số dẫn xuất như pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine. Các hoạt chất này hỗ trợ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh gây đầy bụng, ợ hơi,…
Lưu ý: nếu bạn bị đau dạ dày đi kèm với các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, trào ngược axit,... bạn nên đến các trung tâm nội soi tiêu hóa để thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Khoai lang giúp hỗ trợ phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang, tinh bột là thành phần chính trong khoai lang (chiếm 80% tổng khối lượng khoai lang). Lượng tinh bột dồi dào này trước tiên sẽ trải qua quá trình tiêu hóa bởi enzyme α-amylase trong nước bọt, tạo thành đường. Sau đó đi vào dạ dày, tạo thành một lớp dịch nhầy bao quanh niêm mạc. Nhờ đó bảo vệ niêm mạc tránh các nguyên nhân đau bao tử như vi khuẩn Hp hay axit dịch vị.
Ăn khoai lang giúp chống viêm dạ dày
Đau dạ dày nên ăn khoai lang bởi khoai lang có tác dụng chống viêm nhờ vào một số dưỡng chất như:
- Chất β-caroten: Đây là một chất oxy hóa, có khả năng giảm thiểu các gốc tự do gây hại. Nhờ đó bảo vệ dạ dày đẩy lùi các phản ứng sưng, viêm.
- Magie: Magie duy trì ổn định hệ cơ và chức năng của các dây thần kinh. Nhờ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và giảm nguy cơ stress kéo dài gây đau dạ dày.
Khoai lang có tác dụng chống viêm nhờ vào magie và β-caroten, tránh các triệu chứng sưng, đau dạ dày.
Dựa vào các phân tích trên, người đau dạ dày thích hợp sử dụng khoai lang thường xuyên. Tuy nhiên để đảm bảo mang lại hiệu quả tích cực, người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ tại các phòng khám tiêu hóa tại Tp. Hồ Chí Minh đều có thể hỗ trợ cho bạn.
Cách ăn khoai lang tốt cho người đau dạ dày
Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có ăn khoai lang được không. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, người đau dạ dày cần lưu ý các vấn đề như:
Lượng ăn: Người bệnh nên ăn khoai lang vào khoảng 100g/ngày và 3 – 4 lần/tuần. Khoai lang có nhiều tác động tốt giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày. Tuy nhiên, bổ sung một lượng lớn khoai lang cùng lúc gây áp lực tiêu hóa nặng nề lên dạ dày. Do đó dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, lượng axit được tiết ra nhiều hơn gây ợ chua, bệnh trào ngược dạ dày hay đau dạ dày.
Các loại khoai lang nên ăn: Các loại khoai lang phổ biến hiện nay như khoai lang tím, khoai lang ruột vàng, khoai lang mật đều thích hợp cho người bệnh đau dạ dày.
Đối tượng không nên ăn: Những người bệnh đau dạ dày đồng thời có các biểu hiện dưới đây không nên sử dụng khoai lang:
- Những người có bệnh lý thận: Bởi vì trong khoai lang có chứa một lượng chất oxalate, là tác nhân hình thành canxi oxalate gây sỏi thận, làm trầm trọng thêm các bệnh lý về thận.
- Người đang bị đầy bụng: Khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường, vì vậy không thích hợp với người đang bị chướng bụng. Bởi vì lúc này hoạt động tiêu hóa đang không ổn định, có thể không tiêu hóa được các chất trong khoai la, từ đó làm tình trạng đầy bụng trầm trọng thêm.
Khám đau bao tử được khuyến cáo thực hiện càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng có thể xảy ra, bên cạnh đó, nếu phát hiện và điều trị bệnh đau dạ dày trong giai đoạn sớm, bạn sẽ giảm được chi phí điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc đau dạ dày ăn khoai lang được không. Bạn có thể tham khảo và đưa chúng vào thực đơn hàng ngày của mình, giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đầy đủ đúng bữa, thường xuyên rèn luyện sức khỏe, ngăn chặn các cơn đau dạ dày tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Ngoài một chế độ dinh dưỡng thích hợp, bạn cũng nên đến bệnh viện, phòng khám nội soi tiêu hóa và tham khảo ý kiến của các bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất, duy trì một sức khỏe tốt cho chính mình.
Nội soi dạ dày không đau là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn, ưu điểm của phương pháp này là giá nội soi dạ dày không quá cao, không mang lại cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh trong suốt quá trình nội soi, thời gian thực hiện nhanh chóng và có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp truyền thống.
Top 3 địa chỉ trung tâm nội soi và khám đau dạ dày tại Tp. Hồ Chí Minh:
Post A Comment:
0 comments: