Tất cả các thói quen ăn uống không khoa học đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì thế cần xây dựng thói quen ăn uống điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn. Đặc biệt đối với tình trạng đau dạ dày, bạn nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, điều độ và tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm có hại cho dạ dày.
Vậy người bị đau dạ dày có ăn bún được không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc tiếp bài viết để biết lý do nên hoặc không nên ăn bún đối với người bị đau bao tử.
Đau dạ dày có nên ăn bún không?
Những người đau dạ dày không nên ăn bún vì bún được làm từ gạo đã được lên men và có vị chua. Vị chua này có tính axit cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho dạ dày. Đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày sẽ làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Để làm cho sợi bún được trắng, dai và giòn thì người ta thường sử dụng một số phụ gia như bột tẩy, hàn the hoặc chất bảo quản để tránh mốc. Những chất độc hại này có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm mòn niêm mạc dạ dày khiến cho triệu chứng tiến triển nặng hơn, diễn biến phức tạp hơn, thậm chí có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Chính vì thế, đáp án dành cho câu hỏi đau dạ dày ăn bún được không là không, để tránh gây ra những tác động xấu đến sức khỏe.
Bài viết liên quan: Biểu hiện trào ngược dạ dày
Trong trường hợp bạn vô tình ăn bún, sau một khoảng thời gian xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng, đau thượng vị, buồn nôn, nôn ói, khó chịu,... bạn nên nhanh chóng đến các trung tâm nội soi dạ dày để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn bún?
Bún được làm từ gạo tẻ giàu amylose, bún được tạo thành từng sợi có màu trắng tinh, sợi bún dai, để được lâu cũng không có vị chua. Để làm được điều này người bán thường cho vào các chất bảo quản như formol, axit oxalic, tinopal, hàn the, chất độn, Natri sulfit, Natri benzoate,...
Formol
Formol hay còn gọi là Formaldehyde là chất được sử dụng giúp làm trắng sợi bún, chống ôi thiu để có thể để trong thời gian dài. Formol là một loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người và cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm dù là với liều lượng nào.
Cơ thể phải tiếp xúc với formol trong thời gian dài có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hoặc trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đại tràng.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Axit oxalic
Axit oxalic là một chất hữu cơ được dùng nhiều để tẩy trắng bún, làm cho sợi bún được trắng và hấp dẫn hơn. Đây là một chất bị cấm dùng trong chế biến và không có trong danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm.
Đau dạ dày không nên ăn bún bởi sử dụng bún có chứa axit oxalic trong một thời gian dài có khả năng gây ngộ độc cấp tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Một số trường hợp khác axit oxalic kết hợp với canxi sẽ tạo ra canxi oxalat gây ra kết tủa và lắng đọng tạo thành sỏi ở gan, mật, tụy,…
Tinopal
Tinopal hay còn gọi là chất huỳnh quang có tác dụng tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho bún trong và đẹp hơn. Tinopal là chất cấm, chỉ dùng trong công nghiệp và không được dùng trong thực phẩm.
Tinopal có chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng. Nếu như sử dụng lâu dài sẽ bị tích tụ trong cơ thể gây ra ngộ độc cấp tính, mạn tính. Chất này có thể làm hư hại niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày, ruột. Nặng hơn có thể gây suy gan thận hoặc ung thư.
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ăn các loại sợi như bún, đặc biệt đối với nhóm người có tiền sử mắc các bệnh tiêu hóa, bạn nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư dạ dày định kỳ theo khuyến cáo, nhằm phát hiện các dấu hiệu trong giai đoạn sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời.
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày được đánh giá tốt nhất hiện nay là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi, giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong niêm mạc dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nội soi dạ dày bao gồm nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiên trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn, khó chịu như các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, giá nội soi dạ dày không đau cũng không quá nhiều, độ chính xác lại cao hơn các phương pháp nội soi truyền thống khác.
Tham khảo thêm chi phí nội soi dạ dày
Hàn the
Hàn the là chất giúp cho sợi bún luôn được dai, giòn, không bết dính. Đây cũng là một chất cấm không có trong danh mục Bộ y tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Sử dụng bún có chứa hàn the trong nhiều ngày có thể dẫn tới ngộ độc tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, hàn the còn gây hại cho thận và rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể.
Chất độn
Chất độn được sử dụng trong bún có thể là bột năng hoặc bột lọc. Những chất độn này giúp cho sợi bún được sáng hơn, nhìn đẹp mắt và dai hơn. Những chất độn này không gây hại cho sức khỏe và giúp hạ giá thành của bún.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp những chất độn này nếu như không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe.
Natri sulfit, Natri benzoate
Natri sulfit và Natri benzoate là 2 chất bảo quản, làm trắng bún được nhiều cơ sở sản xuất sử dụng. Hai chất này đều là những chất được phép sử dụng theo danh mục chất phụ gia sử dụng trong thực phẩm được Bộ y tế ban hành. Tuy nhiên, chỉ được dùng với hàm lượng rất nhỏ nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
Kết luận
Thông qua bài viết trên trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày ăn bún được không. Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, bạn nên đến các phòng khám tiêu hóa để được các bác sĩ thăm khám.
Bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện của các triệu chứng, thời gian phát bệnh, tần suất và các cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đau dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi, vì vậy bạn nên tuân theo phác đồ điều trị và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
Bên cạnh đó, nguyên nhân đau bao tử còn do hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày,... vì vậy, bạn nên điều trị triệt để các bệnh lý tiêu hóa. Các bệnh lý tiêu hóa thường có biểu hiện và dấu hiệu khá tương đồng, vậy nên khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ, bạn không nên chủ quan mà nên đến các phòng khám, cơ sở y tế hoặc trung tâm nội soi để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Bạn nên tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm hoặc phòng khám dạ dày uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao,... Sau đây là địa chỉ 3 phòng khám nội soi tại Tp. Hồ Chí Minh:
Post A Comment:
0 comments: