Navigation

Đau dạ dày nên nằm nghiêng bên nào thì tốt nhất?

Tư thế nằm ngủ phù hợp sẽ ngăn chặn được tình trạng đau dạ dày, giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn. Hãy cùng tìm hiểu tư thế nằm phù hợp trong bài viết!

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét, tổn thương, dẫn đến những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Có rất nhiều phương pháp để cải thiện các cơn đau, nhưng ít ai biết rằng, đau dạ dày nằm nghiêng bên nào cũng giúp giảm nhẹ mức độ đau.

Khi ở tư thế nằm ngủ, đặc biệt là vào ban đêm, dạ dày tăng tiết axit nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn nên cũng sẽ dễ làm dịch vị trào lên thực quản hơn, dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, đau bao tử. Dịch dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra ho, nóng rát cổ họng, từ đó gây mất ngủ.

Đau dạ dày nên nằm nghiêng bên nào thì tốt nhất?

Vậy nên, tư thế nằm ngủ phù hợp sẽ ngăn chặn được tình trạng này, giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn. Hãy cùng tìm hiểu tư thế nằm ngủ phù hợp với bệnh đau dạ dày trong bài viết sau.

Đau dạ dày nằm nghiêng bên nào?

Dạ dày có cấu tạo hình chữ J, là nơi phình to nhất của đường tiêu hóa trong cơ thể, nằm sát dưới vòm hoành, ở sau vùng thượng vị trái, nối với thực quản và tá tràng. Do cấu tạo và vị trí của dạ dày, các chuyên gia đã đưa ra 2 tư thế nằm ngủ tốt nhất với bệnh nhân đau dạ dày là nằm nghiêng bên trái và nằm ngửa kê cao đầu.

Người bệnh đau dạ dày nên nằm nghiêng bên trái

Nằm nghiêng bên trái là tư thế hiệu quả nhất trong việc làm giảm các triệu chứng nặng nề của bệnh nhân đau dạ dày.

Như đã biết, cấu tạo của dạ dày có hình chữ J, nên việc nằm nghiêng bên trái sẽ giúp dạ dày và tuyến tụy luôn thấp hơn thực quản. Điều này giúp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản giảm đi đáng kể, ngay cả khi cơ thắt thực quản bị giãn thì dịch vị vẫn sẽ ở trong dạ dày, khó có thể trào lên thực quản.

Do dạ dày nằm chủ yếu ở bên trái của cơ thể, nên ngủ nghiêng về bên trái làm giảm áp lực và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, duy trì tư thế này sẽ giúp cơ thể dễ dàng chuyển chất thải từ ruột non đến ruột già thông qua van hồi - manh tràng. Từ đó, giúp giảm ứ đọng thức ăn trong dạ dày, ngăn ngừa đầy bụng, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác, làm giảm các cơn đau dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày nên nằm nghiêng bên trái

Nằm ngủ nghiêng về bên trái cũng giúp người bệnh giảm mức độ của cơn đau dạ dày, giảm tình trạng ngưng thở do thức ăn trào lên cuống họng khi ngủ, đồng thời giúp giảm ngủ ngáy và giảm tiết dịch vị. Nhờ vậy, giúp ngăn ngừa tình trạng dư thừa axit trong dạ dày, ợ chua và ợ hơi.

Bài viết liên quan:

Tư thế nằm ngửa tốt cho bệnh đau dạ dày

Tư thế nằm ngửa, kèm gối cao đầu là một tư thế ngủ phù hợp cho những bệnh nhân đau dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày hoặc các bệnh lý khác liên quan đến dạ dày.

Tương tự như nằm nghiêng sang bên trái, nằm ngửa với gối cao đầu cũng giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, hạn chế hiện tượng axit dạ dày và thức ăn bị trào ngược lên thực quản. Hơn nữa, khi nằm gối cao đầu, thực quản sẽ chếch cao hơn về phía đầu, dịch vị dạ dày sẽ khó có thể trào ngược lên.

Tuy nhiên, tư thế nằm nghiêng bên trái vẫn là tối ưu nhất cho người mắc bệnh đau dạ dày. Tư thế nằm ngửa kê cao đầu chỉ nên áp dụng khi bạn không quen hay đã mỏi với tư thế nằm nghiêng. Hoặc khi bạn gặp các vấn đề về cột sống, gặp chấn thương do ở tư thế này cột sống được duỗi thẳng, sẽ giúp hạn chế các cơn đau mà bạn có thể gặp phải.

Cách thực hiện tư thế nằm ngửa cao đầu như sau:

  • Nằm ngửa trên giường, dùng gối kê đầu sao cho đầu cao lên từ 10 – 15 cm.
  • Nếu bạn bị đau dạ dày nặng, cơn đau dữ dội thì bạn cũng có thể nâng cao chân giường phía trên lên từ 20 – 30 cm.

Xem thêm: Nguyên nhân đau dạ dày

Một số tư thế nằm ngủ người bị đau dạ dày nên tránh

Đối với người bệnh đau dạ dày, cần tránh nằm sấp hoặc nghiêng về bên phải trong khi ngủ.

Tư thế nằm sấp

Nằm sấp sẽ gây hại nghiêm trọng cho cơ thể và dạ dày. Nằm sấp có thể gây áp lực lên các cơ quan nội tạng, thậm chí gây khó thở khi nằm ở tư thế này quá lâu.

Trái với tư thế nằm nghiêng bên trái hay nằm ngửa, nằm sấp sẽ khiến dạ dày cao hơn thực quản, kích thích bệnh trào ngược dạ dày thực quản và gây tức bụng, khó tiêu, làm tình trạng đau dạ dày của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Đối với người bệnh đau dạ dày, cần tránh nằm sấp hoặc nghiêng về bên phải trong khi ngủ.

Đặc biệt đối với những người thừa cân, béo phì, việc nằm sấp kết hợp với lượng mỡ thừa ở bụng, sẽ tạo một áp lực lớn lên dạ dày và các cơ thắt, axit hoặc thức ăn có thể dễ dàng bị trào ngược lên thực quản.

Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit, hãy đi khám trào ngược dạ dày ngay khi các dấu hiệu vừa mới xuất hiện và thực hiện thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Tuân theo phác đồ điều trị và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày và đau bao tử.

Xem thêm: Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Tư thế nằm nghiêng bên phải

Đau dạ dày nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ cấm kỵ.Tư thế này sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày, gây ra hiện tượng ợ nóng, ợ chua, khó chịu trong khi ngủ, đây cũng là một trong những nguyên nhân đau bao tử, mất ngủ.

Nguyên nhân là do cấu tạo hình chữ J của dạ dày, ở tư thế này sẽ làm dạ dày cao hơn thực quản, khiến axit dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn, tình trạng xảy ra càng nặng hơn nếu như bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo giãn cơ co thắt thực quản.

Khi xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng trên vào ban ngày hoặc kể cả khi ngủ, bạn hãy đến ngay phòng khám nội soi để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Kết luận

Vậy đau dạ dày nằm nghiêng bên nào? Đáp án chính xác nhất là người bệnh nên nằm nghiêng bên trái, ngoài ra, bạn có thể thay đổi tư thế nằm ngửa kê cao đầu. Tuyệt đối không để người bệnh đau dạ dày nằm sấp hoặc nghiêng sang phải, sẽ khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên đi khám đau bao tử để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Xác định chính xác nguyên nhân có vai trò cực quan trọng trong việc đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Trong giai đoạn sớm, phần lớn các bệnh lý tiêu hóa thường không có hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, khá tương đồng, vậy nên khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy đến các phòng khám, cơ sở y tế hoặc trung tâm nội soi dạ dày để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay, nội soi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa đặc biệt là bệnh về dạ dày và đại trực tràng. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng một ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi. Nội soi giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Có 2 phương pháp nội soi thường được bác sĩ chỉ định trong chẩn đoán bệnh là nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiện trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không cảm nhận được sự khó chịu do chuyển động của dây soi như các phương pháp truyền thống.

Một lí do khác khiến phương pháp nội soi không đau được nhiều người ưu tiên lựa chọn chính là giá nội soi dạ dày không đau hiện nay cũng không quá chênh lệch so với dịch vụ nội soi thông thường, độ chính xác và tỷ lệ phát hiện các tổn thương, dấu ấn ung thư cũng cao hơn so với các phương pháp nội soi khác.

Tham khảo thêm nội soi dạ dày giá bao nhiêu?

Mời bạn xem thêm 3 địa chỉ bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm nội soi dạ dày uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao tại Tp. Hồ Chí Minh:

Share
Banner

Thanh Tuan

Post A Comment:

0 comments: