Navigation

Bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi và lưu ý đối với người bị đau dạ dày.

Đau bao tử là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm loét, dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân đau bao tử có thể là do nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc và thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý.

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi và những lưu ý đối với người bị đau dạ dày khi muốn ăn bánh mì.

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Theo bác sĩ, người bị đau dạ dày có thể ăn một số loại bánh mì mềm. Bánh mì mang lại tác dụng tốt cho người đau dạ dày bởi đặc tính khô, dễ hút nước của bánh mì sẽ giúp tăng khả năng thấm hút dịch vị, trung hòa axit, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm - loét dạ dày.

Bài viết liên quan: Biểu hiện trào ngược dạ dày

Đồng thời, bánh mì cũng có hàm lượng dinh dưỡng cao như: sắt, protein, mangan còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng để góp phần chống lại các cơn đau dạ dày.

Theo bác sĩ, người bị đau dạ dày có thể ăn một số loại bánh mì mềm

Lưu ý: Đối với một số người có mẫn cảm hoặc có cơ địa không hấp thu được các loại đường có trong bánh mì như glucose, fructose, maltose có thể gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên hiểu rõ tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của bản thân, thực hiện thăm khám và sàng lọc sức khỏe định kỳ tại các trung tâm nội soi định kỳ theo khuyến cáo.

Vậy tại sao ăn bánh mì không đúng cách lại có thể làm đau dạ dày? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo.

Tại sao người bị đau dạ dày ăn bánh mì lại tốt?

Thành phần dưỡng chất có trong bánh mì sẽ góp phần hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng nguy hiểm, có tác dụng với tình trạng đau dạ dày.

Những dưỡng chất có trong bánh mì có thể mang lại nhiều lợi ích cho người đau dạ dày như:

  • Tinh bột giúp dạ dày dễ tiêu hóa.
  • Protein, sắt, chất xơ giúp tăng khả năng chống lại bệnh đau dạ dày.
  • Bánh mì giàu vi khuẩn axit lactic giúp hạn chế các cơn đau, khó chịu dạ dày.
  • Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước giúp giảm cơn đau dạ dày.
Thành phần dưỡng chất có trong bánh mì sẽ góp phần hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng nguy hiểm, có tác dụng với tình trạng đau dạ dày.

Tinh bột có trong bánh mì giúp dạ dày dễ tiêu hóa

100g bánh mì có chứa đến 52.6g tinh bột. Thành phần này có đặc tính mềm giúp dạ dày dễ tiêu hóa mà không phải co bóp quá sức khi dung nạp. Tinh bột còn có tác dụng thấm hút dịch vị, trung hòa axit dạ dày giúp giảm tình trạng trào ngược, ợ nóng, ợ chua.

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Đây là công dụng vượt trội của loại thực phẩm này bởi người đau dạ dày thường gặp phải tình trạng dư thừa lượng axit dịch vị gây trào ngược axit dạ dày thực quản, khoang miệng kèm theo triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

Bánh mì chứa protein, sắt, chất xơ giúp tăng khả năng chống lại bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? 100g bánh mì có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết như: protein (7.9g), canxi (28mg), sắt (2.0mg), chất xơ (0.2g),... Những dưỡng chất này giúp cơ thể tăng sức đề kháng, trở nên khỏe mạnh để có khả năng chống lại bệnh đau dạ dày.

Bánh mì giàu vi khuẩn axit lactic giúp hạn chế đau, khó chịu dạ dày

Trong bánh mì có vi khuẩn axit lactic giúp làm giảm nồng độ pH, trung hòa axit dịch vị có trong dạ dày. Loại vi khuẩn này sẽ giúp bảo vệ dạ dày, hạn chế cảm giác đau, rát, khó chịu. Vì vậy, người đau dạ dày có thể sử dụng bánh mì cho bữa sáng hoặc dùng để lót dạ trong bữa phụ.

Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước giúp giảm cơn đau dạ dày

Đau dạ dày ăn bánh mì được không? Với đặc tính khô, dễ hút nước, bánh mì có tác dụng thấm hút và trung hòa axit dịch vị dư thừa trong môi trường dạ dày. Nhờ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng ăn mòn, phá hủy của axit, pepsin, đồng thời hạn chế hiệu quả các vết viêm loét để dạ dày không bị kích thích, trào ngược dạ dày, các cơ đau cũng giảm dần.

Từ những tác dụng kể trên có thể kết luận rằng: ăn bánh mì rất tốt cho người đau dạ dày mà không bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thực phẩm này.

Hướng dẫn ăn bánh mì cho người bị đau dạ dày

Đau dạ dày ăn bánh mì thực sự rất tốt, nhưng bạn cần chú ý ăn đúng cách như sau để nhận được tác dụng tốt nhất:

  • Ăn bánh mì với số lượng phù hợp: Người bị đau dạ dày hoặc có các vấn đề về tiêu hóa có thể ăn bánh mì vào buổi sáng với liều lượng vừa đủ tùy theo thể trạng, từ 1 đến 2 ổ nhỏ một lần. Ngoài ra, bánh mì có thể được dùng trong các bữa phụ để bổ sung năng lượng hoạt động trong ngày. Tuy nhiên người bệnh đau dạ dày cần lưu ý không nên ăn bánh mì liên tục và quá thường xuyên, tốt nhất chỉ nên ăn với tần suất 3 – 4 bữa/tuần.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn chậm, nhai kỹ giúp bánh mì được nghiền nhuyễn nhằm giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày của người bệnh.
  • Chỉ nên sử dụng phần ruột mềm bên trong bánh mì: Người đau dạ dày chỉ nên ăn phần ruột mềm bên trong bánh mì và tránh ăn phần vỏ cứng bên ngoài. Vì lớp vỏ cứng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày đang trong tình trạng bị viêm loét.
  • Không nên ăn bánh mì vào lúc quá no, gần đi ngủ: Người đau dạ dày nên tránh ăn bánh mì vào những lúc quá no. Vì điều này sẽ khiến dạ dày bị quá tải và gánh thêm áp lực tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng đau, viêm loét.
  • Người bị viêm loét dạ dày cũng không nên ăn bánh mì vào buổi tối, gần lúc đi ngủ. Vì lượng bánh không được tiêu hóa hết sẽ bị tồn đọng trong dạ dày khiến người ăn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi và cảm giác đau âm ỉ.
Hướng dẫn ăn bánh mì cho người bị đau dạ dày

Kết luận

Thông qua các thông tin trên, hy vọng bạn đã có được đáp án cho câu hỏi đau dạ dày có nên ăn bánh mì không.

Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về thời gian và cách sử dụng, loại bánh mì nào phù hợp với tình trạng sức khỏe, không nên tự ý dùng mà không được sự đồng ý của bác sĩ. Đau dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi, vì vậy bạn nên tuân theo phác đồ điều trị và một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

Bên cạnh đó, nguyên nhân đau bao tử còn do hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày,... vì vậy, bạn nên điều trị triệt để các bệnh lý tiêu hóa. Các bệnh lý tiêu hóa thường có biểu hiện và dấu hiệu khá tương đồng, vậy nên khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ, bạn không nên chủ quan mà nên đến các phòng khám, cơ sở y tế hoặc phòng khám tiêu hóa tại Tp. Hồ Chí Minh để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày được đánh giá tốt nhất hiện nay là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi, giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong niêm mạc dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, tại một số cơ sở khám chữa bệnh, phòng khám nội soi tiêu hóa lớn và uy tín đã sử dụng các máy nội soi kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI, dây soi có độ phóng đại từ 100 - 135 lần giúp cung cấp hình ảnh rõ nét, giúp bác sĩ đánh giá và sinh thiết chính xác vị trí bị tổn thương. Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt của niêm mạc, từ đó hỗ trợ bác sĩ dễ dàng nhận ra các dạng tổn thương khác nhau để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà bạn đang gặp phải.

Nội soi dạ dày bao gồm nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiên trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn, khó chịu như các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, giá nội soi dạ dày không đau cũng không quá nhiều, độ chính xác lại cao hơn các phương pháp nội soi truyền thống khác.

Bạn có thể tham khảo thêm giá nội soi dạ dày không đau

Bạn nên tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm hoặc phòng khám dạ dày uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao,... Sau đây là địa chỉ 3 trung tâm nội soi tại Tp. Hồ Chí Minh:

Share
Banner

Thanh Tuan

Post A Comment:

0 comments: