Navigation

Bệnh đau bao tử ăn sữa chua được không?

Sữa chua là thực phẩm có lợi cho đường ruột nhưng người bị đau bao tử ăn sữa chua được không?

Sữa chua là thực phẩm có lợi cho đường ruột nhưng người bị đau bao tử ăn sữa chua được không? Câu trả lời là bạn vẫn có thể ăn nhưng cần lưu ý về cách chọn sữa chua cũng như cách ăn sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý đang gặp phải.

Sữa chua là thực phẩm có lợi cho đường ruột nhưng người bị đau bao tử ăn sữa chua được không?

Sữa chua là sản phẩm được lên men từ sữa và chứa nhiều lợi khuẩn. Trong đó, thành phần chính của sữa chua bao gồm probiotics, đạm, đường, chất béo, vitamin, canxi, kali,… Ăn sữa chua không gây hại cho bệnh đau bao tử nhưng cần biết ăn đúng cách để không gây cảm giác khó chịu và an toàn hơn cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

Đau bao tử có nên ăn sữa chua?

Có nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau và mỗi loại đem đến cho sức khỏe của bạn những lợi ích riêng biệt. Trong đó, sữa chua là sản phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn mà điển hình là vi khuẩn họ Lactobacillus hoặc Enterococcus. Lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe đường tiêu hóa như:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng.
  • Lợi khuẩn trong sữa chua có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm men, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày.
  • Chống viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương trong dạ dày.
  • Cải thiện các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.

Có thể thấy men vi sinh trong sữa chua có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, chống viêm, giúp làm lành các tổn thương và bảo vệ niêm mạc dạ dày, sẽ rất tốt cho người đang bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, vì vị chua của nó nên nhiều người vẫn thắc mắc bị đau bao tử có nên ăn sữa chua.

Chỉ cần ăn sữa chua đúng cách thì người bệnh đau bao tử vẫn có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ thực phẩm này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua có tính axit nhẹ, thấp hơn độ axit trong dạ dày nên sẽ không gây kích ứng, trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, chỉ cần bạn ăn sữa chua đúng cách thì vẫn có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ thực phẩm này.

Xem thêm: Biểu hiện trào ngược dạ dày

Tác dụng tuyệt vời khác của sữa chua bao gồm:

  • Sữa chua có thể dùng thay thế sữa đối với những người không dung nạp lactose.
  • Giảm mức cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Canxi từ sữa chua hỗ trợ xương và răng chắc khỏe, giúp cho cơ bắp và thần kinh hoạt động hiệu quả.
  • Tăng nồng độ sắt trong máu.
  • Probiotics trong sữa chua có thể làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi bạn vừa trải qua một đợt điều trị bệnh.

Cách chọn sữa chua an toàn cho sức khỏe

Người đau dạ dày nên ăn sữa chua, nhưng tùy thuộc vào thành phần mà sữa chua vẫn có thể trở thành món ăn vặt không lành mạnh. Do đó, khi chọn mua sữa chua thì bạn cần lưu ý:

  • Mua sữa chua ở những cửa hàng, siêu thị uy tín: Bạn nên mua sữa chua có thương hiệu, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Tìm hiểu kỹ thành phần: Nếu bị đau dạ dày hoặc mắc bệnh lý tiêu hóa khác như viêm, loét, bệnh trào ngược dạ dày thì nên chọn những loại sữa chua ít chất tạo màu, đường, hương liệu, chất bảo quản,… Chúng có thể hấp dẫn và ngon miệng hơn nhưng gây nhiều bất lợi cho sức khỏe như tăng cân, tiểu đường, ảnh hưởng tim mạch,… Bên cạnh đó, người lớn không nên dùng sữa chua nguyên kem vì hàm lượng chất béo cao, không tốt cho sức khỏe.
  • Ưu tiên sữa chua có chứa lợi khuẩn sống: Sữa chua đã qua tiệt trùng thường chứa rất ít hoặc không chứa lợi khuẩn. Vì vậy, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống mới là lựa chọn tốt để bổ sung cho hệ tiêu hóa.

Người đau dạ dày có nên ăn sữa chua như bình thường?

Dùng sữa chua sai cách sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu, nhất là đối với người đau dạ dày. Vì vậy khi mắc bệnh này, bạn nên điều chỉnh cách ăn sữa chua như sau:

  • Không nên ăn sữa chua khi đang đói. Tốt nhất là nên dùng sữa chua sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Không ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày, nên ăn từ 3 – 4 hũ sữa chua mỗi tuần.
  • Không hâm nóng sữa chua vì nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt lợi khuẩn.
    Có thể kết hợp ăn sữa chua với ngũ cốc, trái cây, bánh mì… nhưng không nên ăn sữa chua cùng với các món mặn, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói… để tránh kích ứng dạ dày hoặc gây rối loạn tiêu hóa.
  • Không dùng sữa chua nếu đang có bệnh đái tháo đường, viêm gan, viêm tuyến tụy hoặc xơ vữa động mạch.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh nhóm sunlfonamides, chloramphenicol thì nên dùng sữa chua xa thời điểm uống thuốc ít nhất 2 giờ. Bởi vì đôi khi các kháng sinh có thể diệt lợi khuẩn bên trong sữa chua và làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của món ăn này.
Người bệnh đau bao tử không nên ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày, nên ăn từ 3 – 4 hủ sữa chua mỗi tuần


Nhìn chung, sữa chua không phải là thực phẩm gây bất lợi cho người đau dạ dày nên bạn không cần quá lo lắng vấn đề bị đau bao tử có nên ăn sữa chua. Ngoại trừ trường hợp bị đau bụng hoặc dị ứng khi ăn sữa chua cần đi khám thì bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cách ăn sữa chua cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh lý của mình.

Kết luận

Mặc dù người bị đau bao tử có thể ăn sữa chua, nhưng bạn nên nhờ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng tại các phòng khám tiêu hóa tư vấn cụ thể. Với kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ tư vấn một chế độ ăn uống khoa học, liều lượng hợp lý và tần suất bữa ăn như thế nào là phù hợp.

Bạn cũng nên lưu ý, nguyên nhân đau bao tử còn do hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,... Vì vậy, bạn nên khám đau bao tử càng sớm càng tốt và điều trị triệt để các bệnh lý tiêu hóa.

Các bệnh lý tiêu hóa thường có biểu hiện và dấu hiệu khá tương đồng, vậy nên khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn không nên chủ quan mà nên đến các phòng khám, cơ sở y tế hoặc trung tâm nội soi để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày được đánh giá tốt nhất hiện nay là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi, giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong niêm mạc dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nội soi dạ dày bao gồm nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiên trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn, khó chịu như các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, chi phí nội soi dạ dày cũng không quá nhiều, độ chính xác lại cao hơn các phương pháp nội soi truyền thống khác.

Tham khảo thêm nội soi dạ dày bao nhiêu tiền?

Để được tư vấn và chẩn đoán chính xác, bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm hoặc phòng khám tiêu hóa uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao,... Sau đây là địa chỉ 3 phòng khám nội soi dạ dày tại Tp. Hồ Chí Minh:

Share
Banner

Thanh Tuan

Post A Comment:

0 comments: