Navigation

6 loại rau người bị đau dạ dày nên ăn là gì?

Rau xanh là một trong những thành phần không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Vậy người bị đau dạ dày nên ăn rau gì?

Đau bao tử là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm loét, dẫn đến những cơn đau âm ỉ, gây khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt cũng như lối sống hằng ngày. Nguyên nhân đau bao tử có thể là do nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc và thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý.

Rau xanh là một trong những thành phần không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên, với người bị đau dạ dày, việc dung nạp quá nhiều chất xơ – đặc biệt là chất xơ không hòa tan trong một số loại rau củ sẽ gây kích ứng niêm mạc nghiêm trọng.

Vậy người bị đau dạ dày nên ăn rau gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây.

6 loại rau người bị đau dạ dày nên ăn là gì?


Người bị đau dạ dày nên ăn rau gì?

Rau củ quả chứa chất xơ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại rau lại chứa một lượng lớn carbohydrate, chất xơ không hòa tan gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi và cũng có thể là một trong những nguyên nhân đau dạ dày. Để đảm bảo sức khỏe, người bị đau dạ dày chỉ nên bổ sung 6 loại rau sau đây.

Người bị đau dạ dày nên ăn rau gì?

6 loại rau người bị đau dạ dày nên ăn bao gồm:

  1. Bắp cải.
  2. Măng tây, đậu rồng.
  3. Cần tây, diếp cá.
  4. Cải bẹ xanh, rau thì là.
  5. Rau chân vịt, mồng tơi, rau dền.
  6. Rau ngót.

Bắp cải - thực phẩm hỗ trợ chữa đau dạ dày

Bắp cải chứa nhiều vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe. Mới đây, các nhà khoa học người Thụy Điển đã phát hiện trong bắp cải có chứa vitamin U - một chất có khả năng chống viêm loét dạ dày tá tràng, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit trong dịch vị, giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Tuy nhiên, do tính chất dễ phân hủy của vitamin U ở nhiệt độ cao, bạn chỉ nên ăn rau ở dạng tươi trong các món như: nước ép bắp cải, salad bắp cải, bắp cải cuộn thịt,... để giữ lại tối đa hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Măng tây, đậu rồng - loại rau bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bên cạnh hàm lượng chất xơ phong phú, măng tây còn cung cấp nguồn vitamin P, C, mannan, arginine dồi dào. Đây đều là những chất có khả năng gia tăng dịch nhầy bao bọc niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của axit dịch vị. Bạn nên chọn mầm non của măng tây để thu được giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Nhờ vào các chất gluxit, protit có trong đậu rồng mà nguyên liệu này có khả năng tiết chất nhầy bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, B1, B5, B6, các chất khoáng như sắt, chất xơ cũng đặc biệt hữu ích đến sức khỏe dạ dày nói chung.

Khám đau dạ dày được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện sớm, bạn hãy đến các phòng khám tiêu hóa để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó bạn sẽ được tư vấn phương pháp điều trị và chế độ ăn uống phù hợp.

Cần tây, rau diếp cá – cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày

Cần tây không chỉ giàu vitamin A, C, K, và các chất khoáng như canxi, sắt,... cần tây còn chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chống viêm như flavonoids, volatile, alkaloids, tannins,… 

Bổ sung cần tây trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, sưng viêm dạ dày,…

Cần tây, rau diếp cá – cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, ăn rau diếp cá khi bị đau dạ dày có thể hỗ trợ quá trình bài tiết dịch tiêu hóa, cải thiện chức năng gan, mật, khắc phục triệu chứng khó chịu do tình trạng dư thừa axit dạ dày.

Cải bẹ xanh, rau thì là – giảm tiết dịch vị axit dạ dày

Cải bẹ xanh: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bạn có thể ăn cải bẹ xanh khi bị đau dạ dày. Nguyên liệu có chứa hàm lượng lớn các vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C, axit nicotic, albumin có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. 

Với những người bị chứng tăng tiết axit dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, cải bẹ xanh có thể kiểm soát lượng axit được tiết ra, ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, axit folic có trong nguyên liệu cũng hỗ trợ nuôi dưỡng máu, giúp da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cải bẹ xanh sau khi được nấu chín để tránh tình trạng sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi.

Bài viết liên quan: Biểu hiện trào ngược dạ dày

Cải bẹ xanh, rau thì là – giảm tiết dịch vị axit dạ dày

Rau thì là: Từ xa xưa, rau thì là đã xuất hiện trong thực đơn dinh dưỡng của người Ấn Độ. Thì là có khả năng loại bỏ độc tố trong hệ tiêu hóa, hạn chế sự phát triển các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, ăn rau thì là thường xuyên có thể cải thiện được tình trạng dạ dày tăng tiết axit gây nên hiện tượng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản.

Nếu bạn xuất hiện một trong những dấu hiệu như trào ngược axit, đau dạ dày, đau thượng vị,... thường xuyên, bạn nên đi khám trào ngược dạ dày định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Sàng lọc định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, có phương pháp can thiệp kịp thời và kiểm soát tốt các dấu hiệu.

Rau chân vịt, mồng tơi, rau dền – kích thích tiêu hóa tốt hơn

Rau chân vịt (rau bina): có chứa nhiều chất xơ và Cellulose, ăn nhiều có thể cải thiện chức năng đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Với những người bị đau dạ dày, rau chân vịt giúp tăng nhu động ruột, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, giúp tránh được triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Mồng tơi là một trong những loại rau vô cùng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Mồng tơi chứa một số loại vitamin như vitamin A, K, D, các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt,... tốt cho sức khỏe đường ruột, ngăn táo bón. Đặc tính mát của mồng tơi cũng giúp người bệnh giảm nhẹ cơn đau dạ dày.

Rau dền: Tương tự như nhiều loại rau khác, rau dền chứa nhiều vitamin và chất khoáng hữu ích cho cơ thể, ngăn ngừa táo bón như sắt, canxi, vitamin E, chất xơ. Đây cũng là loại rau ăn phù hợp với những người bị đau dạ dày nhờ tác dụng tăng cường khả năng hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày và các hệ cơ quan khác.

Bị đau dạ dày có nên ăn rau ngót?

Rau ngót có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Đây cũng là nguồn vitamin, chất khoáng, chất xơ phong phú, cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể dùng rau ngót để chế biến món canh trong thực đơn dinh dưỡng.

Bị đau dạ dày bạn nên ăn thêm ngót tuy nhiên không nên lạm dụng và hạn chế đối với phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, do chứa hàm lượng lớn chất Papaverin (chất có khả năng giảm viêm, hạ huyết áp, giảm đau, gây co thắt tử cung) nên phụ nữ mang thai không nên ăn để tránh hiện tượng tử cung co thắt mạnh gây sẩy thai.

Kết luận

Thông qua các thông tin trên, hy vọng bạn đã có được đáp án cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì. Bạn có thể sử dụng 7 loại rau dành cho người bị đau dạ dày trên để bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh, ăn mỗi thay và thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh trường hợp khiến người bệnh chán ăn.

Bạn nên đến các phòng khám nội soi dạ dày, nhờ bác sĩ tư vấn về thời gian và cách sử dụng, loại rau nào phù hợp với tình trạng sức khỏe, không nên tự ý dùng mà không được sự đồng ý của bác sĩ. Đau dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi, vì vậy bạn nên tuân theo phác đồ điều trị và một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày được đánh giá tốt nhất hiện nay là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi, giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong niêm mạc dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, tại một số cơ sở khám chữa bệnh, phòng khám nội soi tiêu hóa lớn và uy tín đã sử dụng các máy nội soi kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI, dây soi có độ phóng đại từ 100 - 135 lần giúp cung cấp hình ảnh rõ nét, giúp bác sĩ đánh giá và sinh thiết chính xác vị trí bị tổn thương. Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt của niêm mạc, từ đó hỗ trợ bác sĩ dễ dàng nhận ra các dạng tổn thương khác nhau để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà bạn đang gặp phải.

Nội soi dạ dày bao gồm nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiên trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn, khó chịu như các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, giá nội soi dạ dày không đau cũng không quá nhiều, độ chính xác lại cao hơn các phương pháp nội soi truyền thống khác.

Bạn có thể tham khảo thêm giá nội soi dạ dày không đau

Bạn nên tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm hoặc phòng khám dạ dày uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao,... Sau đây là địa chỉ 3 phòng khám nội soi dạ dày tại Tp. Hồ Chí Minh:

Share
Banner

Thanh Tuan

Post A Comment:

0 comments: