Navigation

5 nguyên tắc thiết kế thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày

Thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày như thế nào là hợp lý? Nguyên tắc xây dựng thực đơn như thế nào? Bạn cần hạn chế những thực phẩm nào?

Nguyên nhân đau dạ dày thường phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt, nhiễm khuẩn đường ruột, stress, lạm dụng thuốc kháng sinh và sử dụng quá nhiều rượu bia. Xác định chính xác nguyên nhân bị đau dạ dày có vai trò quan trọng giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Những người bị đau dạ dày cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Đặc biệt, bạn cần ăn uống hợp lý vào mỗi buổi sáng để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát. Vậy thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày như thế nào là hợp lý? Nguyên tắc xây dựng thực đơn như thế nào? Bạn cần hạn chế những thực phẩm nào?

5 nguyên tắc thiết kế thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc trên, đồng thời cung cấp cho bạn một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị đau dạ dày và giảm thiểu các nguyên nhân đau bao tử.

5 nguyên tắc xây dựng thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày

Để hạn chế sai lầm trong quá trình chuẩn bị thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày, bạn nên tuân thủ 5 nguyên tắc như sau:

  1. Bổ sung thực phẩm nhiều năng lượng: Sau một giấc ngủ kéo dài 8 tiếng, bữa ăn sáng là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho một ngày mới. Khi bạn bị đau bao tử, chúng sẽ khiến cho khả năng tiêu hóa của người bệnh suy giảm đáng kể. Do đó, những người bị đau dạ dày cần chú ý nạp đủ năng lượng để cơ thể luôn năng động và khỏe mạnh.
  2. Ăn chín uống sôi: Những người bị đau dạ dày có nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa rất cao. Do đó, mọi bữa ăn cho người đau dạ dày trong ngày (kể cả bữa ăn sáng) cần được nấu chín nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tác nhân gây bệnh có trong thực phẩm như virus, vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng,...
  3. Chọn thức ăn dễ tiêu hóa: Người bệnh đau dạ dày nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hoá như: cá, trứng, rau xanh, ngũ cốc,... nhằm hạn chế gây áp lực lên dạ dày, nhất là tại các vị trí thương tổn. Không những vậy, nhóm thực phẩm này còn rất giàu giá trị dinh dưỡng, mang đến cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể hàng loạt lợi ích tuyệt vời.
  4. Hình thành thói quen ăn uống khoa học: Người đau dạ dày nên xây dựng thói quen ăn uống một cách khoa học như ăn chậm và nhai kỹ, không được vận động mạnh hoặc nằm sau khi vừa mới ăn xong cũng như tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng.
  5. Kiêng cữ một số thực phẩm, đồ uống có hại: Người bị đau dạ dày trong quá trình điều trị không được ăn những món cay, nóng, nhiều gia vị, món chua, đồ ăn đóng hộp cũng như các loại thức uống có gas, bia rượu. Việc kiêng những loại thức ăn này vừa hỗ trợ điều trị hiệu quả vừa góp phần ngăn ngừa các cơn đau dạ dày xuất hiện đột ngột.

Các cơn đau bao tử cũng có thể đến từ các bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,... Vì vậy, nếu bạn bị đau dạ dày trong một thời gian dày, các triệu chứng xuất hiện tái đi tái lại nhiều lần, biểu hiện ngày càng nặng và tần suất xuất hiện nhiều hơn, bạn nên đi khám đau dạ dày.

5 nguyên tắc xây dựng thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày

Hiện nay, nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý tại dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng một ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi. Nội soi giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Có 2 phương pháp nội soi bạn có thể lựa chọn, bao gồm nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiện trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không cảm nhận được sự khó chịu do dây soi như các phương pháp truyền thống.

Những thực phẩm nên tránh trong thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tốt cho hệ tiêu hóa vào thực đơn bữa ăn cho người đau dạ dày, bạn cũng nên chú ý cần trành một số loại thức ăn, nước uống có hại cho dạ dày như:

  • Các gia vị cay như ớt, tiêu, tỏi; gia vị chua như chanh, dấm sẽ kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất nhiều axit, gây ra triệu chứng khó tiêu đầy hơi, ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày và đau dạ dày nhiều hơn.
  • Thức ăn cứng như sụn, gân, rau củ già nhiều xơ sẽ gây cọ xát niêm mạc dạ dày.
  • Kiêng ăn thức ăn sống, lạnh.
  • Những món ăn nhiều mùi vị như cá ướp muối, thịt ướp muối, thịt nướng, quay và những món ăn nhiều dầu mỡ như chiên, rán hay xào khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn, khó tiêu hoá thức ăn hơn.
  • Các món ăn đóng hộp sẵn như xúc xích, lạp xưởng, các loại thịt nguội, dăm bông, nước thịt cá đậm đặc và các loại nước sốt.
  • Bánh kẹo, socola, đồ ngọt sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit dịch vị và co bóp quá mức. Đây chính là nguyên nhân bùng phát một cách đột ngột các cơn đau dạ dày và tiến triển thành bệnh trào ngược dạ dày.
  • Dưa cà, dấm tỏi, hành muối, kim chi chứa nhiều gia vị chua cay không bao giờ được có mặt trong bữa sáng cho người đau dạ dày vì chúng làm tăng nồng độ axit bên trong dịch vị, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, viêm dạ dày thậm chí là loét dạ dày - tá tràng.
  • Trái cây như cam, chanh, ổi, thơm, cóc, đu đủ xanh sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày. Nước chanh có thể gây tiêu chảy ở người bị đau dạ dày hoặc mắc bệnh đường ruột. Nước cam ép có tính axit có thể làm rối loạn đường tiêu hóa và kích thích dây thần kinh nhạy cảm, dạ dày ruột chứa nhiều axit có thể gây đau bụng.
  • Cà chua có tính axit mạnh kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều dịch vị, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Do đó, ăn nhiều cà chua có thể gây ra nóng ruột, sôi bụng và viêm dạ dày.
  • Trà đặc, cà phê, nước ngọt có gas và thức uống có cồn có thể gây mất nước, tăng nồng độ axit, kích thích vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và kéo dài thời gian điều trị. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cũng như giúp bệnh đau dạ dày nhanh chóng khỏi, tuyệt đối nên được uống trà đặc, cà phê, nước ngọt và rượu bia trong quá trình điều trị.
Những thực phẩm nên tránh trong thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày

Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đi khám trào ngược dạ dày càng sớm càng tốt nếu bạn xuất hiện tình trạng trào ngược axit dạ dày đi kèm với đau dạ dày. Trào ngược dạ dày nếu không được phát hiện sớm, đi kèm với chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều thực phẩm chua cay sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm, loét, thậm chí thủng dạ dày.

Xem thêm: Biểu hiện trào ngược dạ dày

Kết luận

Bên cạnh 5 nguyên tắc thiết kế thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày, bạn cũng nên hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn những thực phẩm có nguy cơ gây hại cho dạ dày.

Tóm lại, thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày rất quan trọng, không chỉ đối với người bệnh về dạ dày mà còn ảnh hưởng đến cả ống tiêu hóa. Bữa sáng phù hợp sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho hoạt động hằng ngày, nhờ đó cơ thể luôn mạnh khỏe và tràn đầy sức sống.

Theo các chuyên gia, bạn nên đi khám đau bao tử để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Xác định nguyên nhân có vai trò cực quan trọng trong việc đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tư vấn một chế độ ăn uống khoa học, khỏe mạnh.

Trong giai đoạn sớm, phần lớn các bệnh lý tiêu hóa thường không có hoặc chỉ xuất hiện các dấu hiệu nhẹ, khá tương đồng, vậy nên khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy đến các phòng khám, cơ sở y tế hoặc trung tâm nội soi dạ dày để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay, bảng giá nội soi dạ dày tại bệnh viện, phòng khám về tiêu hóa hiện nay cũng không quá chênh lệch so với dịch vụ nội soi thông thường. Một ưu điểm khác của nội soi không đau nữa là độ chính xác và tỷ lệ phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ cũng cao hơn các phương pháp nội soi khác. Đây cũng là một trong những lý do khiến người bệnh ưu tiên phương pháp nội soi không đau.

Tham khảo thêm nội soi dạ dày bao nhiêu tiền?

Mời bạn xem thêm 3 địa chỉ bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm nội soi dạ dày uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao tại Tp. Hồ Chí Minh:

Share
Banner

Thanh Tuan

Post A Comment:

0 comments: