Nguyên nhân đau bao tử thường phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt, nhiễm khuẩn đường ruột, stress, lạm dụng thuốc kháng sinh và sử dụng quá nhiều rượu bia.
Đối với các trường hợp phát hiện sớm đau bao tử, người bệnh có thể được chữa khỏi nhờ một số loại thuốc uống, kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống, lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
Bên cạnh các phương pháp y khoa, người bệnh cũng nên bổ sung một số loại trái cây giúp bổ sung vitamin, dưỡng chất, tăng sức để kháng cho cơ thể. Mặc dù không có khả năng điều trị nhưng việc bổ sung các loại trái cây phù hợp có thể giúp cải thiện triệu chứng và chữa lành nhanh tổn thương ở dạ dày. Vậy đau bao tử không nên ăn trái cây gì?
Đau bao tử không nên ăn trái cây gì?
Bên cạnh việc chọn những loại trái cây phù hợp, bạn cũng nên lưu ý người bệnh đau bao tử cũng không nên bổ sung một số loại trái cây khác.
5 loại trái cây người đau bao tử không nên ăn bao gồm:
- Trái cây có tính axit.
- Trái cây có tính nóng.
- Trái cây đóng hộp.
- Kiwi.
- Đào.
Người bệnh đau bao tử không nên ăn trái cây có tính axit
Một cách để phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau do tổn thương dạ dày là tránh các loại thực phẩm, đồ uống có nồng độ axit cao. Các loại trái cây tiêu biểu gồm: cam, chanh, dứa, bưởi, xoài, me, cóc,…
Việc tiết chế các loại thực phẩm thuộc nhóm trên có thể giảm kích ứng dạ dày và giảm nhanh các cơn đau bao tử, trào ngược dạ dày không đáng có.
Nếu bạn có cảm giác khó chịu hoặc xuất hiện các triệu chứng đi kèm đau bao tử như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn ói, đau thượng vị,... hãy đến ngay các phòng khám nội soi tiêu hóa để được khám đau bao tử.
Bác sĩ sẽ thăm khám dựa vào các triệu chứng của bệnh, chỉ định thực hiện một số cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Trái cây có tính nóng không tốt cho người đau bao tử
Một số loại trái cây có tính nóng như sầu riêng, vải, nhãn,… thường không được khuyến khích cho người bị đau dạ dày do chúng chứa nhiều đường, chất béo, gây nóng trong người, khó tiêu, đầy hơi. Do đó, người bị đau bao tử không nên ăn trái cây có tính nóng để cải thiện tình trạng bệnh.
Đau bao tử không nên ăn trái cây đóng hộp
Các loại hoa quả đóng hộp thường chứa chất bảo quản và nguyên liệu phụ gia để lưu giữ độ tươi của trái cây. Việc bổ sung nguyên liệu trên thường xuyên có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến cho tổn thương lan rộng hơn.
Kiwi
Kiwi giàu vitamin C, có tác dụng nhuận tràng tốt. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày không nên ăn nhiều để tránh bị đau bụng, tiêu chảy.
Hồng
Hồng là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, hồng không phải là loại hoa quả có lợi cho người bị đau dạ dày.
Các chuyên gia cho biết, hồng chứa hàm lượng lớn tanin – chất có vị chát, dễ tan trong nước nhưng khó tan trong môi trường axit. Ăn hồng khi đói có thể khiến cho tanin bị vón cục, gây kết khối dạ dày. Người mắc phải chứng này thường xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, thậm chí là đại tiện ra máu. Do đó, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản do dư thừa axit, viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn hồng và tuyệt đối không ăn khi đói.
Bài viết liên quan: Biểu hiện trào ngược dạ dày
Đào
Mặc dù chứa nhiều canxi, vitamin, muối vô cơ, sắt, đường glucose và fructose tốt cho sức khỏe đường ruột và máu, song đây không phải là loại trái cây phù hợp với người bị nullđau dạ dày. Người bị đau dạ dày ăn nhiều đào có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
Ngoài ra, kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện cùng thuốc đặc trị được nhiều chuyên gia đánh giá là một liệu trình điều trị bệnh đau dạ dày hoàn hảo.
Kết luận
Trên đây là 5 loại trái cây người đau bao tử không nên ăn. Ngoài ra, còn một số loại trái cây khác cũng có thể không phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh dạ dày. Tuy nhiên, để chắc chắn không ảnh hưởng đến quá trình đièu trị và đảm bảo an toàn cho dạ dày, bạn nên nhờ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng tại các phòng khám tiêu hóa tư vấn cụ thể. Với kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ tư vấn các loại trái cây phù hợp và liều lượng sử dụng hợp lý.
Bạn cũng nên lưu ý, nguyên nhân đau bao tử còn do nhiều yếu tố hoặc do một số bệnh lý tiêu hóa khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,... Vì vậy, bạn nên khám đau bao tử càng sớm càng tốt và điều trị triệt để các bệnh lý tiêu hóa.
Các bệnh lý tiêu hóa thường có biểu hiện và dấu hiệu khá tương đồng, vậy nên khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn không nên chủ quan mà nên đến các phòng khám, cơ sở y tế hoặc trung tâm nội soi để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Hiện nay, nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý tại dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng một ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi. Nội soi giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nội soi dạ dày bao gồm nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiên trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn, khó chịu như các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, giá nội soi dạ dày cũng không quá nhiều, độ chính xác lại cao hơn các phương pháp nội soi truyền thống khác.
Tham khảo thêm nội soi dạ dày bao nhiêu tiền?
Để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế hoặc các phòng khám tiêu hóa uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao,... Sau đây là địa chỉ 3 phòng khám nội soi dạ dày uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh:
Post A Comment:
0 comments: