Navigation

4 cách giảm nhanh các cơn đau dạ dày ban đêm

Cách tốt nhất để giảm đau dạ dày ban đêm là kiểm soát tốt hệ tiêu hóa, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống khoa học, hợp lý.

Đau dạ dày là bệnh lý đường ruột phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cơn đau dạ dày có thể đến bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước kể cả khi bạn ăn, sau khi ăn, khi bụng đói và kể cả trong khi ngủ.

Đau dạ dày ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, đây còn là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm. Đau dạ dày ban đêm có thể đi kèm với với các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, trào ngược dạ dày,...

Cách tốt nhất để giảm đau dạ dày ban đêm và các triệu chứng khó chịu đi kèm chính là phải kiểm soát tốt hệ tiêu hóa của bạn, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống khoa học, hợp lý và khỏe mạnh.

4 cách giảm đau dạ dày ban đêm

Để hạn chế những cơn đau dạ dày ban đêm, bạn cần hạn chế các tác nhân làm trầm trọng thêm các nguyên nhân gâu bệnh, đặc biệt là đối với những người bị đau bao tử do bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

4 cách giảm nhanh các cơn đau dạ dày ban đêm

4 cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả nhất:

  • Hạn chế ăn thực phẩm có hại cho dạ dày
  • Xây dựng một số thói quen tốt.
  • Khắc phục chứng ợ chua giúp giảm đau dạ dày ban đêm.
  • Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày.

Hạn chế ăn thực phẩm có hại cho dạ dày

Những gì bạn ăn và uống thường là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày ban đêm. Việc đầu tiên bạn cần làm để giảm đau dạ dày về đêm là hạn chế ăn những thực phẩm sau càng ít càng tốt, đặc biệt là không nên ăn chúng trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

  • Thực phẩm giàu chất béo: làm chậm khả năng tiêu hóa thức ăn, khiến bạn bị đầy hơi, tức bụng và gây ra ợ nóng.
  • Thực phẩm gây đầy hơi: bao gồm súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải, đậu nướng, đồ uống có gas, cà phê.
  • Thức ăn cay: thường gây ra chứng ợ nóng.
  • Nhai kẹo cao su dễ làm nuốt phải không khí và gây đầy hơi.
  • Một số loại thuốc Tây gây kích ứng dạ dày: ví dụ như aspirin và các loại thuốc chống viêm có thể gây viêm loét dạ dày.
  • Uống rượu và hút thuốc: cả hai đều gây kích ứng dạ dày và thực quản.

Xây dựng một số thói quen tốt

  • Ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đồ béo và nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Không nên tập thể dục trong vòng 1 tiếng sau ăn.
  • Không mặc quần áo chật để làm giảm áp lực lên ổ bụng.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất như thể thao ngoài trời, tập yoga, thiền - có thể giúp kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

Khắc phục chứng ợ chua giúp giảm đau dạ dày ban đêm

Để khắc phục chứng ợ chua giúp giảm đau dạ dày ban đêm bạn nên kê cao đầu giường thêm 15 - 20cm khi ngủ và không nằm xuống ngay sau ăn.

Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây ra chứng ợ chua. Triệu chứng này cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản, dẫn đến những cơn đau bụng hoặc đau thượng vị vào ban đêm.

Khắc phục chứng ợ chua giúp giảm đau dạ dày ban đêm

Một số cách để loại bỏ chứng ợ chua để giảm đau dạ dày ban đêm bao gồm:

  • Kê cao đầu giường thêm 15-20cm khi ngủ.
  • Hạn chế ăn bạc hà, socola, tỏi, cà chua.
  • Hạn chế mặc quần áo chật.
  • Chỉ nên đi ngủ sau khi kết thúc bữa ăn từ 2-3 tiếng.
  • Không nên nằm xuống ngay sau ăn.

Đau dạ dày là một bệnh lý có thể điều trị, tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và đi kèm các bệnh lý khác, chúng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy nên, bạn nên đi khám đau dạ dày tại các trung tâm nội soi dạ dày để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày

Thuốc giảm tiết axit dạ dày có thể hạn chế tiết axit trong dạ dày và giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn vào ruột non. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Những nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: là loại thuốc đầu tiên được dùng thử đối với những triệu chứng khó tiêu.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Những loại thuốc này cũng giúp giảm axit trong dạ dày như một số thuốc: Cimetidine, Famotidine, Nizatidine,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Những loại thuốc này thường được kê đơn để giảm axit trong dạ dày, để điều trị GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản), và để ngăn ngừa, điều trị loét dạ dày. Ví dụ: Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole,…

Bài viết liên quan: Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày

Tuy nhiên, nhược điểm chung của các loại thuốc Tây giảm tiết axit dạ dày chính là khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, ói mửa, rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, điều trị hiệu quả và tránh các tác dụng phụ, bạn nên đến gặp bác sĩ để tự vấn, không tự ý mua thuốc về điều trị.

Kết luận

Hy vọng thông qua 4 cách giảm đau dạ dày ban đêm trên, có thể hỗ trợ bạn giảm đau nhanh khi xuất hiện cơn đau cấp tính. Sau khi cơn đau thuyên giảm, bạn nên đi khám đau bao tử để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Xác định nguyên nhân gây bệnh cực quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Các bệnh lý tiêu hóa trong giai đoạn sớm thường không có hoặc chỉ xuất hiện các dấu hiệu nhẹ, khá tương đồng, vậy nên khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy đến các phòng khám, cơ sở y tế hoặc trung tâm nội soi để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay, nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý tại dạ dày. Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng một ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây soi. Nội soi giúp bác sĩ quan sát tình trạng bên trong dạ dày, chẩn đoán các tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Có 2 phương pháp nội soi bạn có thể lựa chọn, bao gồm nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiện trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ không cảm nhận được sự khó chịu do dây soi như các phương pháp truyền thống.

Bên cạnh đó, giá nội soi dạ dày không đau cũng không quá khác biệt so với nội soi thường, độ chính xác và tỷ lệ phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ cũng cao hơn các phương pháp nội soi truyền thống khác.

Tham khảo thêm nội soi dạ dày bao nhiêu tiền?

Mời bạn xem thêm một số địa chỉ các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám nội soi uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao tại Tp. Hồ Chí Minh:

Share
Banner

Thanh Tuan

Post A Comment:

0 comments: