Các loại rau củ là những thực phẩm lành mạnh giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện bệnh lý. Vậy người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân chính là do cuộc sống hiện đại khiến đời sống tinh thần luôn bị áp lực, căng thẳng, đi kèm với những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phần lớn là thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, muối có hại khiến cho tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày ngày càng tăng cao, thậm chí có dấu hiệu trẻ hóa.
Những yếu tố trên chính là nguyên nhân trào ngược dạ dày. Đối với tình trạng trào ngược dạ dày nhẹ, bạn có thể cải thiện qua chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, trong đó rau là nguồn thực phẩm chính giúp cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Sau đây là những loại rau người bị trào ngược dạ dày nên ăn:
- Rau cải bẹ xanh.
- Rau chân vịt.
- Lá mơ.
- Rau mùi tây.
- Bắp cải.
- Rau thì là.
- Súp lơ xanh.
Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ,… Bổ sung thêm rau cải bẹ xanh vào chế độ ăn sẽ giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, điều trị khó tiêu, giảm cảm giác kích thích ở đường ruột và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra, rau cải bẹ xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, chống lão hóa da, hỗ trợ cho người bệnh gout, tiểu đường, tim mạch. Đây là loại rau có vị cay đắng, bạn có thể sử dụng làm món canh, món xào trong bữa ăn.
Rau chân vịt
Để trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, bạn sẽ không thể bỏ qua rau chân vịt. Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt, canxi,… Đặc biệt đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày, rau chân vịt còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, đau dạ dày và cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa.
Rau chân vịt còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, điều hòa huyết áp, giảm stress oxy hóa và hỗ trợ phòng chống ung thư. Bạn có thể chế biến rau bó xôi bằng cách xào, làm salad hay sinh tố.
Lá mơ
Lá mơ với nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin C, carotene, tinh dầu, protein giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm tại niêm mạc dạ dày và những tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra. Đây được coi là cách giảm đau dạ dày tự nhiên, an toàn và hiệu quả.
Lá mơ là loại rau gia vị thường được ăn kèm với các thực phẩm nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu,… Với khả năng thanh nhiệt, sát trùng, lá mơ còn giúp chữa cảm lạnh, bệnh khớp ở người già, ăn không tiêu, bí tiểu và làm lành vết thương.
Rau mùi tây
Mùi tây là thực phẩm luôn nằm trong danh sách các loại rau tốt cho dạ dày. Mùi tây chứa nhiều vitamin A, B, C, khoáng chất như sắt, canxi, kali,… có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau ở dạ dày và ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau bao tử,… của trào ngược dạ dày. Rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh rối loạn dạ dày.
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rau mùi tây giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa thiếu máu và phòng ngừa ung thư. Rau mùi tây có thể được sử dụng để trang trí món ăn, làm tăng thêm hương vị, đặc biệt là các món cá.
Mặc dù rau mùi tây có rất nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, tuy nhiên nếu bạn sử dụng trong một thời gian dài nhưng các triệu chứng trên không thuyên giảm, bạn nên đến phòng khám nội soi dạ dày để được bác sĩ thăm khám, nội soi dạ dày, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tham khảo địa chỉ phòng khám nội soi dạ dày tại Tp.HCM
Rau bắp cải
Trong rau bắp cải có chứa một nguồn chất xơ tốt và các vitamin, khoáng chất như vitamin C, K, B6, folate, thiamin, canxi, sắt, magie, kali,… giúp làm lành vết loét, đặc biệt là trong các trường hợp loét dạ dày, ruột, giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày.
Bạn nên bổ sung rau bắp cải trong bữa ăn hàng ngày giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ giảm cân, tăng cường miễn dịch và tốt cho tim mạch. Bạn hãy lưu ý vitamin U – chất chống loét dạ dày tá tràng dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì thế bạn có thể chế biến thành bắp cải luộc hoặc nước ép rau bắp cải sẽ hiệu quả hơn.
Rau thì là
Thì là là một loại rau rất phổ biến nhưng ít người biết nó có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Do đó, loại rau này thường bị bỏ qua khi nhắc đến trào ngược dạ dày nên ăn rau gì.
Rau thì là giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm viêm, xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày, bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, loại rau này còn có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, giảm đau, sưng khớp.
Rau thì là có thể được chế biến thành các món canh, món xào, chả thịt.
Hiện nay, nội soi dạ dày không đau là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày, phát hiện các dấu hiệu trong giai đoạn sớm, giúp phòng ngừa và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, nếu bạn xuất hiện các biểu hiện trào ngược dạ dày, có tiền sử mắc bệnh về dạ dày hoặc tiền sử gia đình có ngượi bệnh, bạn nên đi khám tổng quát và nội soi dạ dày định kỳ theo khuyến cáo.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh, chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, thiamin, riboflavin,… vitamin A, C, K, vitamin B6, folate,… có lợi cho sức khỏe người bệnh trào ngược. Đặc biệt là sulforaphane có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp - thủ phạm chính gây viêm, loét, trào ngược dạ dày.
Súp lơ xanh còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm táo bón, phòng ngừa các bệnh mạn tính và bệnh ung thư. Súp lơ xanh có thể được chế biến thành các món canh, món xào, salad,…
Bên trên là những loại rau người bệnh dạ dày thực quản nên ăn, chúng không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị mà còn giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý mạn tính, bệnh ung thư, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bạn có thể tham khảo thêm địa chỉ trung tâm nội soi và khám trào ngược dạ dày thực quản sau đây:
Post A Comment:
0 comments: