Navigation

Những lưu ý khi chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Chăm sóc người lớn tuổi không phải chỉ dừng lại như là một nghĩa vụ, một bổn phận, là trách nhiệm của con cháu mà đó còn là một thách thức, một cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo đối với họ.

Tuy nhiên, đây không phải là một công việc dễ dàng, bạn sẽ cần một vài lưu ý nhỏ sau đây để giúp mọi việc trở nên đơn giản hơn.

1. Người cao tuổi thường hay tủi thân

Đến một độ tuổi bạn về hưu, không có nhiều cơ hội để gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người thì cũng không thể tránh khỏi cảm giác tủi thân và cô đơn.

Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý dễ khiến họ rơi vào trạng thái tiêu cực, cảm thấy không được tôn trọng, cáu gắt, muốn được chú ý.

Người cao tuổi thường hay cảm thấy cô đơn và tủi thân
Người cao tuổi thường hay cảm thấy cô đơn và tủi thân

Để người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, hãy tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau; thường xuyên trò chuyện, bàn luận những vấn đề họ quan tâm; luôn lắng nghe và ủng hộ họ.

Chăm sóc một người lớn tuổi cũng như chăm sóc một đứa bé vậy, phải luôn dành thời gian chăm chút cho từng bữa ăn, giấc ngủ, phải luôn quan tâm và chăm sóc, luôn cùng họ chơi đùa và vui vẻ. Có như vậy thì họ mới cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, lạc quan và yêu đời.

2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

Càng lớn tuổi thì các bộ phận cảm nhận như vị giác, xúc giác, cảm giác của con người gần như bị lão hoá nên không cảm thấy ngon miệng, hấp thụ kém, đôi khi đến bữa lại không cảm thấy đói, dẫn đến tình trạng sụt cân, sức khoẻ suy yếu. Vì vậy, khi chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cần chú ý đến thời gian, chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp và cân đối.

Chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp và hợp lý cho từng thể trạng người cao tuổi
Chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp và hợp lý cho từng thể trạng người cao tuổi

Nên chia bữa ăn của họ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. thêm các bữa phụ và bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ quả và các loại thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, sữa cũng là một nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khoẻ người cao tuổi. Với đa dạng các sản phẩm sữa dành cho người lớn tuổi trên thị trường hiện nay cũng không khó để tìm một loại sữa phù hợp với thể trạng mỗi người.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám sức khoẻ định kỳ là việc làm cần thiết không chỉ đối với người trẻ mà còn cần thiết hơn cả đối với người cao tuổi. Việc thăm khám đều đặn có thể theo dõi được tình trạng sức khoẻ để người theo dõi có đưa ra được chế độ chăm sóc phù hợp, ngoài ra còn có thể dự đoán được tình hình xấu nhất để phòng ngừa.

Khám sức khỏe định kỳ sẽ mang đến sự an tâm cho người chăm sóc và cả người được chăm sóc bởi đối với những người cao tuổi, chỉ cần không lo lắng và hiểu rõ bản thân thì sức khỏe đã tốt lên nhiều phần rồi.

4. Vận động và rèn luyện

Người Việt chúng ta hay có ý nghĩ để người lớn tuổi được hưởng an nhàn, không phải làm việc. Nhưng thực sự nếu không thường xuyên vận động trí não và thân thể thì sức khỏe của người cao tuổi sẽ nhanh chóng suy giảm, gây nên nhiều bệnh lý không tốt, mau bị lẫn, không còn chủ động điều khiển được tâm trí.

Chăm vận động có thể hạn chế được các loại bệnh hay gặp ở người lớn tuổi
Chăm vận động có thể hạn chế được các loại bệnh hay gặp ở người lớn tuổi

Hãy để ông bà, cha mẹ được làm những việc vừa sức mà họ yêu thích. Trò chuyện thường xuyên, cùng xem TV, đọc báo và bình luận các vấn đề họ quan tâm để trí óc luôn được hoạt động. Tốt nhất là khuyên họ tham gia rèn luyện một môn thể thao phù hợp, như thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ, chơi cờ…

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và chịu khó thấu hiểu, ghi nhớ.

Tham khảo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sơn La

Share
Banner

Thanh Tuan

Post A Comment:

0 comments: