Với mỗi cách chế biến món ăn sẽ có môt phương thức thực hiện khác nhau, kể cả nhiệt độ và thời gian cũng sẽ không giống nhau vì thế mà hàm lượng dinh dưỡng sẽ thay đổi sau khi chế biến là không như nhau.
Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa nguồn dinh dưỡng bị mất đi và giảm các độc tố sinh ra trong lúc chế biến chính là câu hỏi mà bà mẹ nào cũng quan tâm cho sức khoẻ của gia đình.
_ Sau đây là một số lời khuyên để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng và mất vitamin trong lúc nấu ăn:
1/ Sử dụng càng ít nước càng tốt khi chần hoặc luộc;
2/ Dùng nước canh sau khi luộc rau củ hoặc ninh thịt, hầm xương;
3/ Ăn hết các món rau đã nấu chín trong vòng 1- 2 ngày, vì hàm lượng vitamin C có thể tiếp tục giảm khi thực phẩm nấu chín tiếp xúc với không khí;
4/ Nếu có thể, hãy cắt thức ăn sau khi nấu, thay vì sơ chế trước như thường lệ, hoặc cắt thành miếng lớn. Khi thức ăn chưa sơ chế được nấu chín, sẽ giảm tiếp xúc với nhiệt và nước hơn;
![]() |
Cách nấu ăn ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm |
5/ Tương tự, không gọt vỏ rau củ trước khi nấu, tốt nhất là giữ nguyên vỏ để tối đa hóa mật độ chất xơ và chất dinh dưỡng;
6/ Chỉ nên luộc rau trong vài phút. Khi nấu thịt, gia cầm và cá, hãy nấu trong thời gian ngắn nhất, vừa đủ chín;
7/ Không khuấy quá nhiều trong khi luộc;
8/ Không dùng baking soda khi luộc rau. Mặc dù giúp duy trì màu sắc tự nhiên của rau củ, nhưng vitamin C sẽ bị mất trong môi trường kiềm do baking soda tạo ra.
_ Mặc dù chế biến, làm chín thực phẩm sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn, nhưng có thể làm giảm mức độ của một số vitamin và khoáng chất.
_ Không có cách nấu ăn hoàn hảo, đảm bảo giữ lại toàn bộ các chất dinh dưỡng. Nhìn chung, nên nấu trong thời gian ngắn với nhiệt độ thấp và lượng nước tối thiểu, vừa đủ chín sẽ tối đa hóa chất lượng bữa ăn.
Theo vinmec.com
Post A Comment:
0 comments: